Lịch sử Quân đội Nhân dân Quốc gia

Ngày 1 tháng 3 năm 1956, chính phủ Cộng hòa Dân chủ Đức quyết định thành lập Quân đội Nhân dân Quốc gia từ lực lượng Cảnh sát Nhân dân Tập trung, 6 tháng sau sự thành lập của quân đội Tây Đức (Bundeswehr). Trong năm đầu tiên, các cựu quân nhân Wehrmacht chiếm 27% số nhân sự của NVA, trong đó có 61 trên 82 vị trí chỉ huy cao cấp. Kinh nghiệm chỉ huy và tác chiến của họ đóng một vai trò rất quan trọng trong những năm đầu của NVA.

NVA theo chế độ tự nguyện nhập ngũ cho đến năm 1962, khi chính quyền ra quy định về nghĩa vụ quân sự. Giống như ở các nước XHCN khác, NVA được đặt dưới sự chỉ đạo trực tiếp của Đảng Xã hội chủ nghĩa Thống nhất Đức (SED), thông qua việc các cấp chỉ huy cao nhất đều được đảng chỉ định, và hệ thống sĩ quan chính trị tương tự quân đội Liên Xô.

NVA tự coi mình là "công cụ sức mạnh của giai cấp công nhân". Học thuyết của họ nêu lên rằng NVA có nhiệm vụ bảo vệ hòa bình và chế độ xã hội chủ nghĩa, được phản ánh qua khẩu hiệu: "Vì sự nghiệp bảo vệ giai cấp công nông".

NVA chưa bao giờ tham gia một cuộc chiến tranh quy mô nào, tuy nhiên họ đã hỗ trợ các đồng minh trong một số cuộc xung đột: đàn áp Mùa xuân Praha 1968, hỗ trợ y tế trong cuộc chiến tranh Liên Xô-Afghanistan, gửi cố vấn quân sự đến các nước châu Phi và Syria, và suýt chút nữa đã tham gia vào cuộc tấn công của khối Warszawa vào Tiệp Khắc (1968).

Binh sĩ thuộc Trung đoàn Cảnh vệ Friedrich Engels đang làm lễ thay gác tại Neue Wache, đại lộ Unter der Linden, (Đông) Berlin

Năm 1990, cùng với sự thống nhất của nước Đức, NVA bị giải thể và sáp nhập vào quân đội Đức thống nhất.